Cách kiểm tra, sửa rơ le nhiệt bình nóng lạnh chuẩn 100%
Rơ le nhiệt bình nóng lạnh là bộ phận rất quan trọng trong bình nóng lạnh nhưng nó cũng là bộ phận hay gặp lỗi ở bình nóng lạnh đó nhé! Vậy làm sao để biết rơ le có bị hỏng hay không? Trong bài chia sẻ về sửa bình nóng lạnh này, chúng tôi sẽ chỉ bạn cách kiểm tra rơ le nhiệt bình nóng lạnh chuẩn nhất.
Hướng dẫn kiểm tra rơ le nhiệt bình nóng lạnh
Chú ý: Để đảm bảo an toàn trước khi kiểm tra rơ le bình nóng lạnh, anh chị nên ngắt ngồn điện để tháo rơ le nghiệt ra kiểm tra cho chính xác.
Bước 1: Dùng tovit tháo lắp nhựa bình nóng lạnh, để tìm đến vị trí lắp rơ le nhiệt
Bước 2: Kiểm tra bằng mắt thường bằng cách xoay nút chỉnh nhiệt xem có tiếng kêu tách tách hay không? Nếu không nghe thấy tiếng kêu thì đa số rơ le đã hỏng. Hoặc nhìn vào hạt gạo xem rơ le có bị nhảy hay không.
- Bước kiểm tra này chỉ dành cho các bạn không có đồng hồ đo điện vì để biết rơ le có hỏng hay không chúng ta phải sử dụng đồng hồ đo điện trở nhé!
Bước 3: Dùng đồng hồ để đo đo thông mạch đánh giá chính xác 100%
Rơ le nhiệt ở trong bình nóng lạnh có nhiều loại, loại 2 tiếp điểm và 4 tiếp điểm đầu cấp nguồn điện vào và đầu ra cấp điện cho thanh đốt. Để đo kiểm tra cho từng loại chúng ta làm như sau:
- Loại rơ le nhiệt 2 tiếp điểm chúng ta chỉ việc vặn nút chỉnh nhiệt độ lên hết cỡ sau đó dùng 2 que đo ở chính 2 tiếp điểm nếu kim đồng hồ lên cao ( như trong hình ) thì rơ le còn cấp điện cho thanh đốt, nếu kim không lên thì rơ le đã bị hỏng
- Những loại rơ le có 4 tiếp điểm đấu nối thì các bạn chú ý dùng que đo giữa 2 tiếp điểm tương ứng theo sơ đồ đã được in trên mặt rơ le : Dùng 2 que đo L vs 1 và N vs 2 . Đồng hồ thông cả 2 lần đo đánh giá role còn tốt, kim đồng hồ không thông hoặc 1 trong 2 lần đo kim đồng hồ không lên đánh giá rơ le hỏng
- Đối với rơ le cọc các bạn cũng tiến hành đo giống như trên là được nhé!
Anh chị có thể liên hệ : Sửa bình nóng lạnh tại Hà Đông để được kiểm tra báo giá sửa role bình nóng lạnh tại nhà.
Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của rơ le nhiệt bình nóng lạnh.
Rơ le nhiệt được dùng để đóng ngắt nguồn điện sau khi nhiệt độ trong bình nóng lạnh tăng đến mức quy định. Bạn có thể hiểu kỹ hơn như sau:
Khi mức nhiệt độ trong bình đã đạt tới ngưỡng tối đa theo quy định, một trong hai tâm của rơ le sẽ giãn nở lớn để ngắt nguồn điện đang được dẫn vào sợi đốt của bình. Khi nhiệt độ của nước ở trong bình hạ xuống thấp, rơ le nhiệt sẽ có chức năng kích hoạt để dẫn nguồn điện đến sợi đốt trong bình. Khi đó, bình bắt đầu tự hoạt động làm nóng nước.
Đây chính là chức năng của rơ le nhiệt giúp bình nóng lạnh tự động đóng ngắt khi hoạt động. Nhờ vậy, nước có thể được làm nóng liên tục cũng như giúp tiết kiệm điện năng.
Rơ le nhiệt được biết đến là linh kiện có trong bình nóng lạnh với nguyên tắc hoạt động giữa trên nguyên lý giãn nở của các vật liệu bằng kim loại.
Cấu tạo của rơ le nhiệt cũng rất đơn giản bao gồm các bộ phận: Đòn bẩy, Tiếp điểm đóng , Tiếp điểm mở, Vít chỉnh dòng điện tác động, Thanh lưỡng kim, Dây đốt nóng, Cần gạt, Nút phục hồi.
Xem thêm:
Ký hiệu của rơ le nhiệt thông thường sẽ là: NO, NC và COM, cụ thể:
- COM (common): chính là chân chung sẽ được kết nối từ 1 trong 2 chân còn lại. Chân COM có tác dụng kết nối chung với chân NO hay NC sẽ tùy thuộc rơ le đóng hay mở.
- NC (Normally Closed): là chân khi rơ le đóng thì chân COM sẽ được kết nối với chân NC.
- NO (Normally Open): là chân khi rơ le ở trong tình trạng ON (mở) tức là có dòng điện chạy qua cuộn dây thì chân COM sẽ kết nối với chân NO.
Như vậy thông qua bài hướng dẫn cách kiểm tra rơ le nhiệt bình nóng lạnh này anh chị cũng đã có thể tự mình kiểm tra sửa chữa rơ le bình nóng lạnh rồi đó nhé!